Chỉ vì câu nói ‘cho bố xem giấy báo nhập học’ mà một gia đình chìm vào bi kịch, con đã nói dối suốt nhiều năm

Advertisement

Câu chuyện xảy ra cách đây nhiều năm nhưng cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn còn nhắc lại nó vì quá ám ảnh!

Cụ thể là vào tháng 8/2014, cậu thiếu niên Trương Văn thông báo với bố mẹ rằng cậu đã thi đỗ vào một trường đại học hạng 3 ở Nam Xuyên. Mặc dù trường không quá nổi tiếng, nhưng vẫn là đại học, chỉ cần nghe thấy con đỗ đại học là gia đình nam sinh này đã cảm thấy vô cùng phấn khởi. Để ăn mừng cho thành công của con, bố mẹ cậu đã lên kế hoạch tổ chức một bữa tiệc mời mọi người tới chung vui.

Vào ngày diễn ra tiệc ăn mừng, người thân và bạn bè đều có mặt để chúc mừng Trương Văn đô đạt, ai cũng phấn khởi, vui tươi. Tuy nhiên, cho đến giữa bữa tiệc, mọi người đều nhận ra một điều kỳ lạ là Trương Văn, nhân vật chính của buổi tiệc lại không hề có mặt.

Cậu ra khỏi nhà từ sáng sớm và không thấy xuất hiện suốt cả ngày. Bố mẹ cảm thấy kì lạ và muốn con xuất hiện nên đã nhiều lần thúc giục, cuối cùng, Trương Văn mới trở về nhà trong tình trạng nồng nặc mùi rượu khiến tất cả đều bất ngờ.

Đỉnh điểm vụ việc là khi trong buổi tiệc, có người muốn xem giấy báo trúng tuyển đại học của Trương Văn. Bố của Trương Văn cũng đồng tình, ông nói dõng dạc: “Con trai, mau lấy giấy báo trúng tuyển ra đây, bố và bà cũng chưa xem qua mà”.

hình ảnh

Trương Văn cương quyết không đưa giấy báo nhập học dù nhiều khách mời cũng muốn xem, ảnh minh họa: dSD

Cứ tưởng cậu sẽ nhiệt tình hưởng ứng, nhưng Trương Văn liền đáp: “Có gì đâu mà đáng xem đâu, thôi bỏ qua đi”. Khi nghe lời nói này của cậu bé, mọi người xung quanh đã có một vài phút ngập ngừng, một số người tỏ ra khó hiểu và bắt đầu rỉ tai nhau chuyện gì đó. Bố mẹ của Trương Văn cũng nhận ra điều này nhưng họ vẫn cố gắng bỏ qua để tiếp tục bữa tiệc trong không khí vui vẻ.

Đến khi buổi tiệc kết thúc, khách khứa ra về, trong phòng khách chỉ còn lại Trương Văn, bố và bà nội. Người bố liền gắt lên: “Tối nay, bố nhất định phải thấy giấy báo trúng tuyển của con, có chuyện gì đã xảy ra vậy”.

Trương Văn im lặng không nói gì sau câu tuyên bố chắc nịch của bố, bà nội khuyên vài câu rồi đi vào phòng nghỉ ngơi.

Khoảng 10 giờ tối, người bố tiếp tục thúc ép con đưa giấy báo trúng tuyển. Lúc này, con trai đưa cho ông một phong bì da bò. Khi người bố vừa cúi đầu mở phong bì, Trương Văn bất ngờ cầm d/a/o tác động vào bố. Trong tình thế nguy hiểm, người bố cầm ghế vung lại vào lưng con trai, cú giáng mạnh này dường như làm Trương Văn tỉnh táo lại.

Cậu ném d/a/o xuống và quỳ gối trước mặt bố. Lúc này, người bố không kịp nhìn kỹ, ông ôm vết thương chạy ra ngoài.

Trên đường chạy, ông nghe thấy một tiếng động lớn, nhưng ông không dám quay đầu lại, chỉ lo chạy thoát thân và báo cảnh sát. Khi cảnh sát đến, ông Trương Dũng mới biết con trai đã nhảy ‘lao mình’ từ tầng cao và mẹ của ông (bà nội Trương Văn) cũng bị ‘vung tay’ nhiều nhát, bà đã ra đi ngay tại chỗ.

Vài ngày sau, khi vẫn nằm trên giường bệnh, người bố đau đáu suốt nhiều ngày vì không hiểu tại sao con trai không chịu đưa giấy báo trúng tuyển và tại sao con lại có những hành động dại dột như vậy. Ông không ngờ rằng nguyên nhân dẫn đến thảm kịch lại đến từ chính tờ giấy báo trúng tuyển.

Hóa ra, Trương Văn không đỗ bất kỳ trường đại học nào cả. Thậm chí, cậu còn chưa từng tham gia kỳ thi đại học, bởi vì cậu cũng chưa hề học cấp ba.

Sau khi thi trượt kỳ thi vào cấp 3, Trương Văn đã giấu gia đình, cậu nói với gia đình rằng đã đỗ vào trường trung học phổ thông thứ năm của thành phố. Để mọi chuyện không bị bại lộ, cậu không để bố đưa đón mình đi học, mỗi ngày đều đi và về đúng giờ quy định. Cậu tra cứu lịch nghỉ hè và nghỉ đông trên mạng, tự tuân theo nếp sống giống như một học sinh trung học phổ thông bình thường nên chẳng ai mảy may nghi ngờ cả.

Để hết thời gian, Trương Văn thường ở quán net đến giờ tan học rồi mới về nhà, cậu cũng tìm chỗ để chơi game hoặc đọc tiểu thuyết. Bố cậu từng nghi ngờ tại sao trong nhà không có sách giáo khoa hay sách bài tập trung học, nhưng lời giải thích của Trương Văn cũng rất hợp lý: “Sách nặng lắm, con để hết ở lớp.”

Lời nói dối của Trương Văn có thể nói là “hoàn hảo”, không có một kẽ hở nào. Tuy nhiên, đằng sau lời nói dối đó, chúng ta cũng thấy được sự thiếu quan tâm đến con cái của gia đình này.

Advertisement

Được biết, ông Trương Dũng làm bảo vệ, thường xuyên trực ca đêm không về nhà. Còn mẹ của cậu làm việc xa nhà, mỗi tháng chỉ gọi về cho gia đình duy nhất một cuộc điện thoại. Chị gái Trương Văn học đại học ở xa, chẳng bao giờ trò chuyện tâm sự với em. Bà nội tuổi cao ở nhà với Trương Văn nhiều nhất, nhưng bà cũng chỉ quan tâm đến bữa ăn và sinh hoạt.

Cứ như vậy, Trương Văn đã dối gia đình suốt ba năm trời. Đến năm 18 tuổi, cậu bịa chuyện mình thi đỗ vào một trường đại học hạng ba. Cậu nghĩ sẽ tiếp tục diễn kịch  gia đình thêm một lần nữa, nhưng không ngờ mọi chuyện lại thành ra như vậy.

Biết sự thật, người bố nước mắt giàn giụa: “Tôi không hận con trai mình, ba năm qua nó phải sống trong dối trá, rất khổ sở. Tôi chỉ hận tôi và mẹ nó không làm tốt nhiệm vụ của phụ huynh, không đủ quan tâm đến con…”

Advertisement